SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH QUẢNG NGÃI

MỤC LỤC VĂN BẢN
*
In mục lục

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI -------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------

Số: 19/2022/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 20 tháng 5 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH

BANHÀNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ CÔNGTHƯƠNG TỈNH QUẢNG NGÃI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địaphương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủvà Luật Tổ chức chính quyền địaphương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạmpháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của LuậtBan hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 củaChính phủ quy địnhtổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương; Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 củaChính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơquan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

Căn cứ Thông tư số 04/2022/TT-BCT ngày 28 tháng 01 năm 2022 củaBộ trưởng Bộ Công Thương hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơquan chuyên môn về công thương thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thànhphố trực thuộcTrung ương; Quyết định số 612/QĐ-BCT ngày 04 tháng 4 tháng 2022 củaBộ trưởng Bộ Công Thương đính chính Thông tư số 04/2022/TT-BCT ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương hướng dẫn chức năng, nhiệmvụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về công thương thuộc Ủy ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộcTrung ương;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thươngtại Tờ trình số 605/TTr-SCTngày 06 tháng 04 năm 2022; ý kiến thẩm định của SởTư pháp tại Báo cáo số 35/BC-STP ngày17 tháng 3 năm 2022 và đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 583/SNV-TCBCngày 15 tháng 4 năm 2022.

Bạn đang xem: Sở công thương tỉnh quảng ngãi

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Banhành kèm theo Quyết định này Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấutổ chức của Sở Công Thương tỉnh Quảng Ngãi.

Điều 2. Quyếtđịnh này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2022 và thay thế Quyếtđịnh số 53/2015/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh QuảngNgãi ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của SởCông Thương tỉnh Quảng Ngãi; Quyết định số 51/2021/QĐ-UBND ngày 30 tháng 9 năm2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Sửa đổi một số điều của Quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương tỉnh Quảng Ngãiban hành kèm theo Quyết định số 53/2015/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2015 củaUBND tỉnh.

Điều 3. ChánhVăn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Công Thương, Nội vụ, Tư pháp;Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phốvà Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyếtđịnh này./.

Nơi nhận: - Như Điều 3; - Văn phòng Chính phủ; - Bộ Công Thương; - Bộ Nội vụ; - Vụ Pháp chế (Bộ Nội vụ); - Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp); - Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương); - Thường trực Tỉnh ủy; - Thường trực HĐND tỉnh; - Chủ tịch, PCT UBND tỉnh; - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; - Ủy ban Mặt trận TQVN tỉnh; - Báo Quảng Ngãi, Đài PT-TH Quảng Ngãi; - VPUB: PCVP, KTN, CBTH; - Lưu: VT, NCvi293.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Đặng Văn Minh

QUY ĐỊNH

CHỨCNĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH QUẢNG NGÃI(Kèm theoQuyết định số19/2022/QĐ-UBNDngày 20 tháng 05 năm 2022 của Ủyban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)

Chương I

VỊTRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

Điều 1. Vị trívà chức năng

1. Sở Công Thương là cơ quan chuyên mônthuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dântỉnh quản lý nhà nước về công thương, bao gồm các ngành và lĩnh vực: cơ khí; luyện kim; điện;năng lượng mới; nănglượngtái tạo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; dầu khí; hoá chất; vật liệu nổ côngnghiệp; công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ vật liệu xây dựng thông thường); côngnghiệp tiêu dùng; công nghiệp thực phẩm; công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp môitrường; công nghiệp chế biến khác; tiểu thủ công nghiệp; khuyến công; hoạt độngthương mại và lưu thông hàng hoá trên địa bàn tỉnh; sản xuất và tiêu dùng bền vững;xuất khẩu, nhập khẩu; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại;quản lý cạnh tranh; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinhdoanh theo phương thức đa cấp; phòng vệ thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế;quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Công Thương có tư cách pháp nhân, có con dấuvà tài khoản riêng; chấp hành sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và côngtác của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫnvề chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Công Thương.

Điều 2. Nhiệm vụvà quyền hạn

1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh:

a) Dự thảo quyết định của Ủy ban nhândân tỉnh liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Công Thươngvà các văn bản khác theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh;

b) Dự thảo kế hoạch phát triển ngành,lĩnh vực; chương trình, dự án, đề án; biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụvề ngành, lĩnh vực trên địa bàn tỉnh trong phạm vi quản lý của Sở Công Thương;

c) Dự thảo quyết định việc phân cấp, ủyquyền nhiệm vụ quản lý nhà nước về công thương cho Sở Công Thương, Ủy ban nhândân cấp huyện;

d) Dự thảo quyết định quy định cụ thể chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Công Thương;

đ) Dự thảo quyết định thực hiện xã hộihóa các hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công ngành công thương thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh vàtheo phân cấp của cơ quan nhà nước cấp trên.

2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:

a) Dự thảo quyết định, chỉ thị và cácvăn bản khác về công thương thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhândân tỉnh theo phân công.

b) Dự thảo quyết định quy định cụ thể chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập thuộcSở Công Thương.

3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạmpháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêuchuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các văn bảnkhác trong lĩnh vực công thương được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặcphê duyệt; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục, theo dõi thihành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.

4. Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:

a) Về công nghiệp cơ khí, luyện kim và công nghiệpđiện tử:

Tham mưu xây dựng, trình ban hành và tổchức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, chính sách phát triểnngành công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp điện tử; phát triển các sản phẩmcơ khí, điện tử trên địa bàn tỉnh.

b) Về công nghiệp hỗ trợ:

Tham mưu xây dựng, trình ban hành và phối hợp với các cơ quanliên quan để tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, đề án, cơ chế chính sáchhỗ trợ phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.

c) Về điện lực, năng lượng mới, năng lượng tái tạo,sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:

Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch,chương trình phát triển điện lực, phát triển việc ứng dụng năng lượng mới, nănglượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, quản lý nhu cầu điện,điều chỉnh phụ tải trên địa bàn tỉnh;

Thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạtđộng điện lực theo quy định; tổ chức thực hiện công tác cấp, thu hồi giấy phéphoạt động điện lực trong trường hợp được Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền; thực hiệncông tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc đảm bảo các điều kiện trong giấyphép hoạt động điện lực;

Thực hiện xác nhận chưa đủ điều kiệncung cấp điện đối với lưới điện phân phối có cấp điện áp từ 35kV trở xuống tại địa phươngtheo đề nghị của đơn vị phân phối điện hoặc đơn vị phân phối và bán lẻ điện;

Chủ trì và phối hợp với đơn vị điện lựcliên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh sách khách hàng sử dụng điệnquan trọng thuộc diện ưu tiên cấp điện khi bên bán điện thực hiện ngừng, giảm mứccung cấp điện trong hệ thống điện; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giámsát việc thực hiện ngừng, giảm mức cung cấp điện đối với đơn vị điện lực thuộcđịa bàn quản lý;

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luậtvề hoạt động điện lực và sử dụng điện, quản lý nhu cầu điện; thực hiện công táctập huấn, sát hạch và cấp thẻ Kiểm tra viên điện lực cấp huyện, Kiểm tra viênđiện lực của đơn vị điện lực thuộc địa bàn quản lý;

Thực hiện công tác giải quyết tranh chấphợp đồng mua bánđiện có cấp điện áp dưới 110kV theo quy định;

Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sátcác đơn vị bán lẻ điện thuộc địa bàn quản lý trong việc thực hiện giá bán điệntheo quy định; thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện giá bán lẻ điện tạicác địa điểm cho thuê nhà thuộc địa bàn quản lý theo quy định;

Thẩm tra, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phêduyệt đề án giá bán điện cho các đối tượng khách hàng sử dụng điện tại khu côngnghiệp kết hợp mua điện từ hệ thống điện quốc gia đồng thời với các nguồn điệnkhác (nhà máy phát điệntại cho; mua điện từ các nguồn điện tại chỗ như điện gió, điện mặt trời, điệnsinh khối);

Tổ chức lập kế hoạch kiểm tra, đôn đốccác cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trên địa bàn áp dụng mô hình quản lý năng lượng;kiểm tra, giám sát việc áp dụng các tiêu chuẩn, định mức, quy chuẩn kỹ thuật vềsử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệuquả do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trong công nghiệp, kinh doanh,thương mại và dân dụng; tổng hợp danh sách cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm trên địabàn, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, đăng tải trênwebsite www.dataenergy.vn và gửi văn bản về BộCông Thương;

Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sátviệc thực hiện quy định về hoạt động điện lực, sử dụng điện, an toàn điện, sử dụngnăng lượng tiết kiệm và hiệuquả, các hoạt động trong lĩnh vực năng lượng thuộc địa bàn quản lý;

Thực hiện các nhiệm vụ theo thẩm quyền củacơ quan chuyên môn về xây dựng trong quản lý dự án đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng xây dựng côngtrình ngành điện theo quy định của pháp luật.

d) Về công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản(trừ khoáng sản làm vậtliệu xây dựng thông thường):

Chủ trì, phối hợp với các ngành liênquan tổ chức thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loạikhoáng sản sau khi được phê duyệt theo thẩm quyền;

Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cácquy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế-kỹ thuật, công nghệ, an toàn vệ sinh lao độngtrong khai thác mỏ và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh;

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liênquan để thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiêncứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế-kỹ thuật đầu tư xây dựng và các bướcthiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của các dự án khai thác, chế biến khoángsản trên địa bàn tỉnh (trừ khoáng sản làm vậtliệu xây dựng thông thường) theo quy định của pháp luật về xây dựng;

Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thựchiện pháp luật về kỹ thuật an toàn trong khai thác khoáng sản; xử phạt vi phạmhành chính theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật vềkỹ thuật an toàn trong khai thác khoáng sản của cá nhân, tổ chức khai tháckhoáng sản;

Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trongcông tác: tuyên truyền, phổ biếngiáo dục pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanhkhoáng sản trên địa bàn; tổ chức thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện sản xuất,kinh doanh khoáng sản; các điểm khai thác, vận chuyển, chế biến, các bãi tập kết, mua bán khoáng sảnnhằm phát hiện vàxử lý kịp thời tìnhtrạng sản xuất, kinh doanhkhoáng sản trái phép.

đ) Về hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp:

Tổ chức thực hiện, chiến lược, kế hoạch,chính sách phát triển ngành hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh;

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan cóliên quan của tỉnh tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luậtvà thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng, bảoquản, kinh doanh và vận chuyển hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp theo quy địnhcủa pháp luật;

Thẩm định và cấp, cấp lại, cấp điều chỉnhvà thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất sản xuất,kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp cho tổ chức, cá nhân;

Cấp, cấp lại hoặc thu hồi Giấy phép sử dụngvật liệu nổ công nghiệp theo quy định;

Huấn luyện, kiểm tra huấn luyện, kiểm tra,cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp theoquy định;

Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đếnhoạt động hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp được phân công, phân cấp tại Luậthóa chất, Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ và cácvăn bản pháp luật có liên quan.

e) Về công tác quản lý an toàn đối với ngành, lĩnhvực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương:

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vịcó liên quan của tỉnh tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của phápluật và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về antoàn đối với các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của ngành công thương;

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vịcó liên quan của tỉnh tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của phápluật và kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn, an toàntrong quản lý, sử dụng, bảo quản, kinh doanh và vận chuyển hàng hoá nguy hiểm,xăng dầu, khí và các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật antoàn; huấn luyện an toàn hóa chất; huấn luyện về kỹ thuật an toàn đối với hoạtđộng kinh doanh khí; công tác tập huấn đối với người điều khiển phương tiệngiao thông cơ giới đường bộ, người áp tải, người xếp, dỡ, thủ kho trên địa bànthuộc phạm vi quản lý;

Xây dựng kế hoạch huấn luyện, kiểm tra,xếp bậc, cấp thẻ an toàn điện đối với người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, hải đảo thuộc tổ chức hoạt động theo LuậtĐiện lực và các luật khác có liên quan, phạm vi hoạt động tại khu vực nôngthôn, miền núi, hải đảo;

Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy địnhcủa pháp luật trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, kiểm định an toàn kỹ thuật các thiếtbị, dụng cụ điện theo quy định;

Chủ trì thẩm định, chấp thuận tài liệuan toàn theo quy định của pháp luật;

Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện thươngnhân kinh doanh mua bán khí; Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp khí vàochai, vào xe bồn, Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp khí vào phương tiện vậntải;

Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sátcác cơ sở, công trình ngành công thương trên địa bàn tỉnh quản lý thực hiệncông tác phòng chống thiên tai vàứng cứu khẩn cấp theo quy định.

g) Về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện thuộcphạm vi quản lý:

Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnhphê duyệt: quy trình vận hành đơn hồ thủy điện; phương án bảo vệ đập, hồ chứathủy điện; phương án ứng phó tình huống khẩn cấp;

Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thànhlập Hội đồng kiểm tra, đánh giá an toàn các công trình đập, hồ chứa thủy điệntrước mùa mưa bão;

Kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầutư thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của tỉnh và đập, hồ chứa thủy điện xây dựngtrên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

Tiếp nhận kê khai đăng ký an toàn đập, hồchứa thủy điện; tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu về thông số kỹ thuật, thôngtin quản lý đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh; báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh,Bộ Công Thương;

Tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phépthuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh;

Báo cáo kết quả tổng hợp thực hiện quytrình vận hành hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh, gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Công Thương.

h) Về bảo vệ môi trường và phát triển công nghiệpmôi trường:

Xây dựng và trình ban hành các chủtrương, chính sách, văn bản quy phạmpháp luật về bảo vệ môi trường, phát triển công nghiệp môi trường và ưu đãi, hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp môitrường phù hợp với quy địnhcủa pháp luật và điêu kiện của địa phương;

Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cácquy định của pháp luật và thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luậtvề bảo vệ môi trường,phát triển công nghiệpmôi trường thuộc phạm vi quản lý của ngành công thương tại địa phương theo quyđịnh;

Chủ trì thực hiện Đề án phát triển côngnghiệp môi trường, các nhiệm vụ phát triển công nghiệp môi trường và kinh tế tuầnhoàn, các chương trình, dự án về ứng phó với biến đổi khí hậu ngành công thương trongcác lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý;

Thực hiện thu thập, tổng hợp thông tin về các chỉ tiêuthống kê môi trường thuộc phạm vi ngành công thương;

Định kỳ hàng năm tổng kết, báo cáo Ủyban nhân dân tỉnh và Bộ Công Thương, các Bộ, ngành liên quan tình hình thực hiệnphát triển công nghiệp môi trường của địa phương theo quy định.

i) Về an toàn thực phẩm, công nghiệp tiêu dùng,công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác:

Triển khai thực hiện chính sách, chiếnlược, kế hoạch phát triển ngành sau khi được phê duyệt, gồm: công nghiệp tiêudùng (dệt - may, da -giầy, giấy, sành sứ, thủy tinh, nhựa); công nghiệp thực phẩm (rượu, bia, nướcgiải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và cácthực phẩm khác theo quy định của Chính phủ);

Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cáctiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với sản phẩm công nghiệp, an toàn vệ sinh,môi trường công nghiệp; triển khai thực hiện công tác quản lý nhà nước về antoàn thực phẩm từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, kinh doanh đốivới các loại rượu, bia, nước giải khát, sản phẩm sữa chế biến, dầu thực vật, sảnphẩm chế biến từ bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, bao bì chứa thực phẩm thuộctrách nhiệm quản lý của ngành công thương và các sản phẩm khác, an toàn thực phẩmđối với các chợ, siêuthị, trung tâm thương mại và các cơ sở thuộc hệ thống dự trữ, phân phối hànghóa thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Sở Công Thương;

Hướng dẫn, tuyên truyền pháp luật, chủtrì, phối hợp kiểm tra việc thực hiện các quy định về phòng, chống thực phẩm giả,gian lận thương mại trên thị trường đối với tất cả các loại thực phẩm, dụng cụ,vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của ngành côngthương trên địa bàn.

k) Về khuyến công:

Chủ trì, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnhthực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công tại địa phương;

Xây dựng, trình ban hành các chính sách,văn bản quy phạm pháp luật về công tác khuyến công phù hợp với quy định của pháp luật và điềukiện tại địa phương; tham mưu cấp có thẩm quyền bảo đảm nguồnvốn từ ngân sách địa phương để tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công trên địabàn tỉnh;

Xây dựng, trình phê duyệt và tổ chức thựchiện chương trình khuyến công địa phương. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân triểnkhai kế hoạch, đề án, nhiệm vụ khuyến công hàng năm trên địa bàn; chịu tráchnhiệm tổ chức nghiệm thu và kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí khuyếncông đảm bảo đúng đối tượng, mục đích và các quy định hiện hành;

Tham mưu cấp có thẩm quyền cân đối nguồnvốn từ ngân sách địa phương đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao năng lực hoạt độngcủa đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Công Thương thực hiện nhiệm vụ vềkhuyến công; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ, cộng tác viên làm côngtác khuyến công địa phương;

Theo dõi, đánh giá, tổng hợp báo cáo vàcung cấp thông tin, tài liệu liên quan về công tác khuyến công tại địa phươngtheo quy định.

l) Về cụm công nghiệp:

Thực hiện chức năng cơ quan đầu mối quảnlý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

Xây dựng, trình và tổ chức thực hiệnphương án phát triển cụm công nghiệp, chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuậtcụm công nghiệp, dự toán kinh phí hoạt động phát triển cụm công nghiệp sau khiđược cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh banhành quy chế quản lý cụm công nghiệp, giải quyết các thủ tục triển khai dự án đầutư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và dự án sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệptheo cơ chế một cửa, một cửa liên thông;

Chủ trì thẩm định hồ sơ đề nghị thành lập,mở rộng cụm công nghiệp;

Đầu mối tiếp nhận, giải quyết hoặc phốihợp, đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứngnhận đăng ký đầu tư các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sản xuất kinh doanhtrong cụm công nghiệp, các thủ tục triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuậtcụm công nghiệp (gồm: thu hồi đất,cho thuê đất, phê duyệt quy hoạch chi tiết, phê duyệt dự án sử dụng nguồn vốnđầu tư công, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, chấp thuậnphương án phòng cháy, chữa cháy) theo quy định, phân cấp, ủy quyền của Ủy bannhân dân tỉnh;

Chủ trì thanh tra, kiểm tra, đánh giá thựchiện phương án phát triển, chính sách, pháp luật, hiệu quả hoạt động của cụmcông nghiệp; xử lý hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý vi phạm, vấn đề phátsinh về cụm công nghiệp; xây dựng, vận hành Cơ sở dữ liệu cụm công nghiệp trênđịa bàn.

m) Về tiểu thủ công nghiệp:

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liênquan xây dựng, trình và tổ chức hướng dẫn, thực hiện các chương trình, kế hoạch,đề án, dự án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế tập thể, hợp tác xã ngành côngthương, làng nghề tiểu thủ công nghiệp saukhi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

n) Về sản xuất và tiêu dùng bền vững:

Tổ chức thực hiện chương trình, đề án, kếhoạch, cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy và phát triển lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng bềnvững trên địa bàn tỉnh.

o) Tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứukhả thi, báo cáo kinh tế-kỹ thuật đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng triển khaisau thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng công trình công nghiệp theo quy địnhcủa pháp luật, sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

p) Về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa:

- Chủ trì, tiếp nhận hồ sơ và giải quyếtthủ tục công bố hợp quy theo quyđịnh của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa;

- Kiểm tra việc tuân thủ các quy định vềquản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp trên địa bàn quảnlý.

5. Về thương mại

a) Thị trường trong nước:

Tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch, cơchế, chính sách quản lý và phát triển: các loại hình kết cấu hạ tầng thương mạinhư chợ, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, siêu thị, cửa hàng bán lẻ, sởgiao dịch hàng hóa, trung tâm hội chợ, triển lãm, trung tâm đấu giá hàng hóa vàcác loại hình kết cấu hạ tầng thương mại khác; các loại hình tổ chức, hình thứcvà phương thức kinh doanh thương mại, như hợp tác xã thương mại, bán buôn, bánlẻ, đại lý thương mại, nhượng quyền thương mại, dịch vụ thương mại, hoạt độnglogistics trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật;

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan hướngdẫn và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích mở rộng mạng lưới kinhdoanh, phát triển các tổ chức liên kết lưu thông hàng hóa, hình thành các kênhlưu thông hàng hóa ổn định từ sản xuất đến tiêu dùng trên địa bàn tỉnh;

Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm traviệc thực hiện quy định về hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinhdoanh có điều kiện: thuốc lá, rượu, xăng dầu, khí và các hàng hóa dịch vụ khác trên địabàn tỉnh theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Công Thương;

Triển khai thực hiện cơ chế, chính sáchưu đãi, khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống nhândân vùng miền núi, hải đảo, vùng dân tộc và vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh(như cung cấp các mặt hàng thiết yếu, hỗ trợ lưu thông hàng hóa và dịch vụthương mại...);

Tổ chức hoạt động điều tiết lưu thônghàng hóa, bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bảo đảm chất lượngvà an toàn thực phẩm, bình ổn và thúc đẩy thị trường nội tỉnh phát triển;

Tổng hợp và xử lý các thông tin thị trường trênđịa bàn tỉnh về tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, tổng cung,tổng cầu, mức dự trữ lưu thông và biến động giá cả của các mặt hàng thiết yếu,các mặt hàng chính sách đối với nhân dân vùng miền núi, hải đảo và vùng dân tộc.Đề xuất với cấpcó thẩm quyền giải pháp điều tiết lưu thông hàng hóa trong từng thời kỳ.

b) Về xuất khẩu, nhập khẩu:

Tham mưu xây dựng và tổ chức triển khaithực hiện các cơ chế, chính sách,chiến lược, kế hoạch, chương trình, đề án liên quan trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hànghóa; quản lý, theo dõi hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; phát triển dịch vụxuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh;

Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu hànghóa của các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vàthương nhân không có hiện diện tại Việt Nam.

Xem thêm: Chỉ Còn Chiếc Lá Cuối Thu Mỏng Manh " (Kiếm Được 1 Bài), Lời Bài Hát Khoảnh Khắc

c) Về thương mại điện tử và kinh tế số:

Tham mưu xây dựng và tổ chức triển khaithực hiện các cơ chế, chính sách, đề án, chương trình, kế hoạch thương mại điệntử nhằm phát triển hạ tầng ứng dụng thương mại điện tử, phát triển nguồn nhân lựcphục vụ quản lý thương mại điện tử và kinh tế số, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân ứngdụng thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh;

Thực hiện các nội dung quản lý nhà nướckhác về thương mại điện tử theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ CôngThương.

d) Về xúc tiến thương mại:

Tổ chức thực hiện các thủ tục hành chínhvề xúc tiến thương mại thuộc thẩm quyền;

Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiệnpháp luật về xúc tiến thương mại của thương nhân, tổ chức hoạt động có liênquan đến thương mại và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật đốivới các hành vi vi phạm pháp luật của thương nhân, tổ chức hoạt động có liênquan đến thương mại;

Kiểm tra, tổng hợp quyết toán với cơquan quản lý tài chính đồng cấp về số tiền theo quyết định thu và số tiền thựcthu vào ngân sách nhà nước 50% giá trị đã công bố của giải thưởng không có ngườitrúng thưởng của chương trình khuyến mại;

Tham mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyềnvề các chương trình, kế hoạch, đề án xúc tiến thương mại trên địa bàn và thực hiệncác chương trình, kế hoạch, đề án theo phân công;

Phối hợp với Bộ Công Thương trong việc quản lý hoạt độngcủa các văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại ViệtNam.

đ) Về quản lý cạnh tranh:

Tuyên tuyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiệncác quy định của pháp luật về cạnh tranh trên địa bàn tỉnh;

Phát hiện và kiến nghị các cơ quan cóliên quan giải quyết theo thẩm quyền về những hành vi vi phạm pháp luật cạnhtranh và văn bản ban hành có nội dung không phù hợp với pháp luật cạnh tranh.

e) Về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thứcđa cấp:

Chủ trì, tổ chức thực hiện các quy địnhcủa pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh theo thẩmquyền;

Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền banhành quy chế phốihợpgiữa các cơ quan liên quan tại địa phương trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạtđộng kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn tỉnh;

Phát hiện và xử lý theo thẩm quyền hoặcbáo cáo cấp có thẩm quyền xửlý vi phạm pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;

Cấp, thu hồi xác nhận đăng ký hoạt độngbán hàng đa cấp tại địa phương, xác nhận tiếp nhận thông báo chấm dứt hoạt động bán hàng đacấp tại địa phương;

Thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt độngkinh doanh theo phương thức đa cấp;

Tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên môn chocán bộ, công chức trực tiếp thực hiện công tác quản lý nhà nước về bán hàng đacấp;

Thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biếnpháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp cho các doanh nghiệp, người thamgia bán hàng đa cấp;

Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thông báo hộinghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp;

Báo cáo theo định kỳ hàng năm hoặc độtxuất với Bộ Công Thương về công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp trên địabàn tỉnh.

g) Về phòng vệ thương mại:

Hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luậtphòng vệ thương mại bao gồm: chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, chống lẩntránh biện pháp phòng vệ thương mại trên địa bàn tỉnh;

Phát hiện và kiến nghị các cơ quan cóliên quan giải quyết theo thẩm quyền về những văn bản ban hành có nội dungkhông phù hợp với pháp luật về phòng vệ thương mại;

Đầu mối chủ trì hỗ trợ hiệp hội ngànhhàng, các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh ứng phó với các vụ việc điềutra, rà soát chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, chống lẩn tránh biện phápphòng vệ thương mại của nước ngoài;

Tổng hợp số liệu, tình hình hoạt động,thông tin xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh liên quan đến vụ việc vềphòng vệ thương mại, phối hợp với cơ quan điều tra về phòng vệ thương mại trongcông tác cảnh báo sớm các vụ kiện phòng vệ thương mại;

Phối hợp với cơ quan điều tra về phòng vệthương mại rà soát, cung cấp thông tin, xử lý các vấn đề liên quan đến việc điều tra, thẩm tra, thanh tra, kiểm tra chuyên ngành vềphòng vệ thương mại đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh;

Đầu mối thu thập và cung cấp thông tincho cơ quan điều tra về phòng vệ thương mại về chính sách và thực tiễn hoạt độngcủa các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong các vụ việc điềutra chống trợ cấp của nướcngoài.

h) Về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:

Trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổchức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tạiđịa phương;

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luậtvề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tư vấn, hỗ trợ và nâng cao nhận thức về bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng tại địa phương;

Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại,tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩmquyền;

Thực hiện việc kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điềukiện giao dịch chung tại địa phương theo quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng;

Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để cơquan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng cấp huyện thực hiện các nộidung liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

Công bố công khai danh sách tổ chức, cánhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền lợi người tiêu dùng theo thẩmquyền;

Quản lý hoạt động về bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng của tổ chức xã hội tại địa phương; tạo điều kiện để tổ chức xãhội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoạt động; thẩm định các đề án, kếhoạch hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngtrình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giao thực hiện nhiệm vụ gắn vớinhiệm vụ của Nhà nước; giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ khi giao cho tổ chứcxã hội bảo vệ ngườitiêu dùng thực hiện;

Quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt độnghòa giải của tổ chức hòa giải tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cánhân kinh doanh tại địa phương theo quy định của pháp luật;

Báo cáo kết quả thực hiện quản lý nhà nướcvề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh theo định kỳ hoặc theoyêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp trên.

i) Về quản lý thị trường:

Phối hợp với Cục Quản lý thị trường đóngtrên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ, chuyên đề, biện phápphòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong phạm vi chức năng,nhiệm vụ của lực lượng Quản lý thị trường địa phương, tránh chồng chéo, trùng lặpvề đối tượng, nội dung kiểm tra, thanh tra với các lực lượng có thẩm quyền kiểmtra, thanh tra củatỉnh.

k) Về hội nhập kinh tế quốc tế:

Triển khai thực hiện kế hoạch, chươngtrình, biện pháp cụ thể về hội nhập kinh tế quốc tế trên địa bàn tỉnh sau khiđược phê duyệt;

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan cóliên quan tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện kế hoạch, chương trình,các quy định về hội nhập kinh tế quốc tế của địa phương;

Tích cực phối hợp với Bộ Công Thương vàcác đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch thực thi các Hiệpđịnh thương mại tự do, đặc biệt là các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới;

Thực hiện các nội dung quản lý nhà nướckhác về hội nhập kinh tế quốc tế theo quy định của pháp luật và phân cấp của BộCông Thương.

l) Về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt độngliên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của thương nhân nước ngoài trên địabàn tỉnh:

Quản lý hoạt động mua bán hàng hóa vàcác hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của thương nhân nướcngoài;

Quản lý hoạt động của văn phòng đại diệncủa thương nhân nước ngoài.

6. Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệmvề giám định, đăng ký, cấp giấy phép, văn bằng, chứng chỉ thuộc phạm vi tráchnhiệm quản lý của Sở Công Thương theo quy định của pháp luật và theo phân cônghoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

7. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý,khuyến khích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinhtế tư nhân hoạt động trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực công thương; quản lý cáchội, tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở CôngThương theo quy định của pháp luật.

8. Hướng dẫn thực hiện cơ chế tự chủ đốivới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định củapháp luật; quản lý hoạt động của các đơn vị sự nghiệp trong và ngoài công lậpthuộc phạm vi ngành, lĩnh vực công thương.

9. Thực hiện hợp tác quốc tế về côngthương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh;

10. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ thuộcngành, lĩnh vực quản lý đối với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng hoặc PhòngKinh tế và Hạ tầng nông thôn và chức danh chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấpxã.

11. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộkhoa học - kỹ thuật và công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tácquản lý nhà nước về công thương.

12. Kiểm tra, thanh tra và xử lý cáchành vi vi phạm đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thi hành pháp luậtthuộc phạm vi quản lý của Sở Công Thương; tiếp công dân, xử lý đơn thư, giảiquyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, lãng phí theo quy định pháp luậthoặc theo sự phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

13. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn, mối quan hệ công tác của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, Thanh travà Văn phòng thuộc Sở Công Thương; quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức,cơ cấu ngạch công chức; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghềnghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiệnchế độ tiền lương vàchính sách, chế độ đãi ngộ,đào tạo, bồi dưỡng, khenthưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quảnlý của Sở Công Thương theo quy định của pháp luật và theo sự phân công hoặc ủyquyền của Ủy ban nhân dân tỉnh; tham mưu cho Hội đồng của tỉnh xét tặng danh hiệu“Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ vàỦy ban nhân dân tỉnh xét tặng danh hiệu Thợ giỏi và Nghệ nhân cấp tỉnh.

14. Quản lý và chịu trách nhiệm về tàichính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và theo phân công, phân cấphoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.

15. Thực hiện công tác thông tin, thốngkê, tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ trongcác lĩnh vực công tác được giao với Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Công Thương.

16. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy địnhcủa pháp luật và phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy bannhân dân tỉnh và cơ quan nhà nước cấp trên.

Chương II

CƠCẤU TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ

Điều 3. Lãnh đạoSở

1. Sở Công Thương có Giám đốc và khôngquá 03 Phó Giám đốc.

2. Giám đốc Sở là Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnhdo Hội đồng nhân dân tỉnh bầu, là người đứng đầu Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dântỉnh bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dântỉnh và trước pháp luật về thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở vàthực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh theo Quy chế làmviệc và phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy bannhân dân tỉnh bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Sở, giúp Giám đốc Sở thực hiệnnhiệm vụ cụ thể do Giám đốc Sở phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sởvà trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc Sở vắng mặt,một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc Sở ủy nhiệm thay Giám đốc Sở điều hành các hoạtđộng của Sở. Phó Giám đốc Sở không kiêm nhiệm người đứng đầu các phòng, đơn vị trực thuộc Sở, trừtrường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm,cho từ chức, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiệnchế độ, chính sách đối với Giám đốc và Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhândân tỉnh quyết định theo quy định của Đảng và của pháp luật.

Điều 4. Cơ cấu tổ chức

1. Các phòng tham mưu tổng hợp và chuyênmôn, nghiệp vụ thuộc Sở:

a) Văn phòng;

b) Thanh tra;

c) Phòng Kế hoạch - Tài chính - Tổng hợp;

d) Phòng Quản lý công nghiệp;

đ) Phòng Quản lý thương mại;

e) Phòng Kỹ thuật an toàn - Môi trường;

g) Phòng Quản lý năng lượng.

2. Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộcSở Công Thương được thành lập, tổ chức lại theo quy định của pháp luật.

3. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm cấp trưởng,cấp phó các phòng tham mưu tổng hợp và chuyênmôn, nghiệp vụ thuộc Sở; đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở thực hiện theoquy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức của Ủyban nhân dân tỉnh.

Điều 5. Biên chế

1. Biên chế công chức của Sở Công Thươngđược giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạtđộng và trong tổng biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính củatỉnh Quảng Ngãi được cấp có thẩm quyền giao.

2. Việc bố trí, sử dụng công chức, viênchức, hợp đồng lao động của Sở Công Thương theo đúng vị trí việc làm, định mứcbiên chế công chức, định mức số lượng người làm việc, tiêu chuẩn ngạch công chức,tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và theo phẩm chất, năng lực, sở trường, đảm bảođúng các quy định của pháp luật.

Chương III

TỔCHỨC THỰC HIỆN

Điều 6. Trách nhiệm củaGiám đốc Sở Công Thương

Giám đốc Sở Công Thương chịu trách nhiệmtriển khai thực hiện Quy định này; đồng thời thực hiện những nhiệm vụ sau:

1. Ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn, biên chế, nhiệm vụ công chức, chế độ làm việc và mối quan hệ công táccủa các tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở.

2. Ban hành Quy chế làm việc của Sở CôngThương; nội quy cơ quan, các quy định khác có liên quan đảm bảo mọi hoạt động,điều hành của Sở theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 7. Sửa đổi, bổsung

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướngmắc phát sinh cần sửa đổi, bổ sung, Giám đốc Sở Công Thương có trách nhiệm tổnghợp, trao đổi thống nhất với các cơ quan chức năng có liên quan, báo cáo Ủy bannhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) để xem xét quyết định sửa đổi, bổ sung chophù hợp./.