Cũng như nhiều giống chim rừng khác, Cu Gáy cùng sống với lãnh địa riêng của nó. Mỗi con Cu trống đến tuổi trưởng thành đều tự tìm cho mình một vùng đất riêng để sinh sống. Bạn đang xem: Phân biệt 5 chất giọng của chim cu gáy
Để tạo được lãnh địa riêng tư này, con trống phải dùng sức mạnh bản thân để giành giựt từ con chim “chủ đất” yếu sức hơn nó, bằng giọng gáy hùng dũng của nó, hoặc bằng những trận đọ sức quyết liệt.Vì như bạn đã biết, chim rừng thường dũng giọng hót, giọng gáy của mình vào hai mục đích chính là: dọa nạt kẻ thù, và để… mê hoặc chim mái trong mùa sinh sản. Ngoài ra, Cu Gáy cũng là giống chim hung hăng háu đá, chúng cũng biết tức nhau vì tiếng gáy như loài Gà nên… khi gặp tay xứng danh kỳ phùng địch thủ, chúng cũng hăng tiết rượt đuổi nhau trên cây, hoặc xoắn lấy nhau đá túi bụi dưới đất đến nỗi không còn biết trời trăng gì nữa! Đây chính là lúc “trai cò mổ nhau ngư ông đắc lợi”. Trẻ em ở thôn quê gặp được cảnh này thì còn gì sung sướng hơn, chỉ vồ một cái là được nắm gọn hai con chim béo ngậy !Khi đất đã vô chủ thì đúng là một miếng mồi ngon cho chú chim trống tốt số nào đang buồn ngủ mà gặp chiếu manh cứ điềm nhiên vào đó mà cư ngụ!Lãnh địa một chú Cu Gáy rộng hẹp là tùy vào nhiều yếu tố như do mật độ chim sống trong vùng ít hay nhiều, do sức mạnh bản thân đến đâu. Nếu mật độ chim sống trong vùng đông đảo thì mỗi con chỉ chiếm lĩnh một khu vườn rộng, một vùng rộng chừng một vài mẫu tây. Còn nếu mật độ chim thưa thì có khi lành địa của nó ngút ngàn, đi đến mỏi cẳng rã giò vẫn chưa hết ranh đất cua nó. Bạn nào đã từng đi gác Cu đều biết rõ điều này.Chiếm được đất để làm lãnh địa riêng là chuyện khó, nhưng giữ được đất cùng không phải là chuyện dễ dàng gì. Vì luật rừng là cậy vào sức mạnh bản thân, hễ mạnh được yếu thưa. Có con vừa chiếm đất được buổi sáng thì lại mất ngay buổi chiều, nếu lỡ gặp phải tay địch chu sừng sỏ hơn mình! Chúng cũng có tính “Chó cậy nhà gà cậy vườn”’ những chim giữ đất thường hung hăng hơn những chim vãng lai từ xa đến.Ngoài thiên nhiên, Cu Gáy sống không mấy khi được yên thân. Chúng chỉ kiếm ăn trong vùng lãnh địa của mình, tuy cặm cụi tần tảo kiếm mồi bằng những hột rơi hột rụng dưới đất, nhưng mắt vẫn láo liên để ý xem có con chim lạ nào đó đến xâm lấn cối bờ không. Thỉnh thoảng chúng lại bay lên những cây cao hoặc núp mình trong các lùm bụi để quan sát… Miệng nó không lanh chanh như loài chim sâu, như Kéc, Quạ… mà chỉ khi cảm thấy được sống yên tĩnh nhất mới cất tiếng gáy một thòi một hồi rồi ngưng nghỉ!Khi ra đồng, hoặc đến bìa rừng nghe một con chim đang cất tiếng gáy đều đặn, nhưng bỗng nhiên nó im bặt, nín khe thì bạn nên hiểu rằng nó đã phát giác ra có người đang đến gần mức an toàn dành riêng cho nó rồi đó. Giống chim này vốn nhút nhát và đa nghi, mặc dầu chúng sống gần người, ngay việc làm tổ cũng loanh quanh trong vườn tược, nương rẫy.Sống ngoài thiên nhiên, Chim Cu chỉ cất tiếng gáy khi bầu không khí chung quanh nó thật sự vắng lặng, khi nó cảm nhận được có sự an toàn tuyệt đối cho nó.Khi tìm mồi ở ruộng lúa hay nương rẫy, giữa chúng và người bao giờ cũng có một khoảng cách an toàn nào đó, ít lắm cũng mười lăm thước. Và khi tìm chỗ đậu trên cây, Cu Gáy cũng chọn độ cao khoảng mười lăm mét trở lên, chứ không đâu ở lùm bụi thấp, nhất là cạnh đường đi có nhiều người qua lại.Ở thôn quê vào buổi trưa bao giờ cũng yên ắng, vì giờ này nông dân đã rời ruộng đồng về nhà ngơi nghỉ, trâu bò cũng về chuồng, nên đó là lúc chim Cu cảm thấy được yên thân mới cất tiếng gáy. Vì vậy những buổi trưa hè nóng nực, được ngã mình đong đưa trên chiếc võng dưới tàng cây rậm mát ngoài vườn, hoặc bên chái nhà ở một vùng ngoại ô nào đó, bạn dù khó tính đến đâu cũng cảm thấy vô vàn thích thú khi được nghe tiếng gáy của chim Cu từ xa vọng lại đều đều…như ru ta vào giấc ngủ vậy.Cu gáy thường gáy nhiều vào lúc gần trưa, khoảng chín mười giờ sáng và lúc giữa trưa. Một số ít con gáy vào lúc chiều, và hiếm khi được nghe chúng gáy vào lúc trăng sáng. Trái lại, khi nuôi nhốt trong lồng, nếu được chăm sóc chu đáo, chim có thể gáy suốt ngày, kể cả lúc đầu hôm, khi có ánh đèn hoặc ngoài trời trăng sáng. Người ta thích nuôi Cu Gáy cũng là do bản tính siêng gáy này của chúng…
Thành thật mà nói có nhiều người không thích tiếng gáy của chim Cu, trong số đó cũng có giới nghệ nhân nuôi chim, lý do là họ cho giọng chim quá bình dị và đơn điệu, lúc nào nghe củng chỉ Cúc…Cu…Cu… một giọng đều đều và buồn buồn, chứ không được nhiều giọng như chim Khướu, réo rắt như Họa Mi, luyến láy như Chích Chòe …Thật ra những ai chê chim Cu có giọng gáy dở là vì chính họ chưa thực sự hiểu đến nơi đến chốn chất giọng đặc trưng quí hóa của giống chim này. Vì không thích nên họ chê không nuôi, nhưng vẫn thắc mắc tại sao lại có nhiều người cả đời lại mê nuôi giống chim này đến thế! Vì thực tế, có nhiều nghệ nhân cả đời chỉ thích nuôi mỗi một giống chim này, và trong nhà lúc nào cũng có hàng chục lồng, thậm chí năm ba chục lồng chứ đâu phải ít ?Nhưng nếu ai đó chịu khó tìm hiểu thì chắc chắn phải vỡ lẽ ra là chất giọng của Cu Gáy đâu phải là tầm thường, đâu kém cạnh hơn những giống chim hót rừng khác !Cu Gáy có cả thảy năm giọng như sau:– Giọng trơn: khi gáy chỉ có ba tiếng Cúc Cu Cu, Chim gáy giọng này ít ai chịu nuôi, vì được đánh giá là giọng tầm thường, vì đa số Cu gáy thường có giọng trơn này.– Giọng chiếc: còn gọi là giọng một. Khi gáy ngoài ba tiếng Cúc Cu Cu ra, còn thêm một tiếng Cu sau cùng nữa. Thí dụ : Cúc Cu Cu…cu ! Cúc Cu Cu… cu !– Giọng đôi: còn gọi là giọng hai. Khi gáy, ngoài ba tiếng Cúc Cu Cu ra, còn thêm hai tiếng Cu Cu sau cùng nữa. Thí dụ : Cúc Cu Cu… cu cu ! Cúc Cu Cu …cu cu !– Giọng ba : Khi gáy, ngoài ba tiếng Cúc Cu Cu ra, còn thêm ba tiêng Cu Cu Cu sau cùng nửa. Thí dụ : Cúc Cu Cu…cu cu cu ! Cúc Cu Cu…cu cu cu !– Giọng bốn: nhiều người còn goị là giọng cà lăm. Khi gáy, ngoài ba tiếng Cúc Cu Cu bình thường ra, còn nói thêm bốn tiếng cu cu cu cu liền theo sau nữa. Thí dụ, chim gáy giọng bốn như sau : Cúc Cu Cu… cu cu cu cu ! Có lẽ do giọng gáy này khá dài nên nhiều người mới gọi đó là giọng…cà lăm chăng?Thế nhưng tìm cho được con chim có giọng cà lăm tức giọng bốn này không phải dễ, vì nó rất hiếm, ngàn con chưa chắc dã chọn ra được một. Ngày chím biết gáy giọng ba cũng được coi là hiếm rồi. Chim gáy giọng đôi cũng quí hơn chim gáy giọng chiếc.
Có một số địa phương, nhất là tại Trung và Bắc, gọi giọng là “lèo” như lèo một, lèo hai, lèo ba, lèo bốn. Từ xa xưa, những chim gáy được giọng lèo ba, lèo bốn đã được các cụ đánh giá là chim có giọng quí hiếm rồi, dù sao nghe cùng vui tai và khác lạ hơn những chim khác cùng giống.Trong không gian thực sự yên tĩnh, dù ngoài rừng cùng vậy, chim có thể đậu yên một chỗ và gáy liên tục vài mươi phút hoặc cả giờ liền. Có thể nó gáy một lúc độ mười lăm phút rồi tạm nghỉ năm ba phút rồi lại gáy tiếp…Nhiều người phát hiện có giọng gáy của con bổi lạ quí hóa, như gáy giọng đôi, giọng ba ở lùm bụi cách nhà một vài cây số, thế mà vẫn đủ thời gian đế mừng rỡ chạy về xách lồng cu mồi đến nhử, trong khi con Cu bổi vẫn đậu yên vị tại chỗ cũ mà gay say sưa…Với người nuôi Cu gáy lâu năm thì những con bổi có giọng quí hiếm này không bao giờ họ chịu buông tha, dù cực khổ đến đâu, tốn hao thời giờ đến đâu họ cũng cố bẫy cho bằng được mới khoái chí mãn lòng, Tất nhiên, những Cu bổi chỉ biết gáy giọng trơn không ai ham, nếu chúng sa vào lụp, vào lưới thì chỉ nhổ lông ướp sả ớt đem nướng cay đưa cay mà thôi.
Ngoài giọng gáy bình thường ra, Cu Gáy còn có nhiều cách gáy khác nhau như gáy bo, gáy thúc, gáy kèm…Có khi còn gù tiền, gù hậu, phóng, rước… nghe rất vui tai. Tất nhiên, không phải con Cu Gáy nào cũng có đủ bài bản như vậy, chỉ những chim khôn mới gáy được đủ giọng, còn chim bình thường thì biết ít giọng hơn. Giá trị của chim khôn dại, tốt xấu là căn cứ vào cách phô diễn giọng gáy này của chúng có sắc sảo đến mức nào, nôm na là gáy có được nhiều bài bản hay không…– Giọng ho: còn gọi là gù, có vùng gọi là cốt, có hai tiếng gần nhau, tiếng trước âm cao liền với tiếng sau âm thấp : Cù cụ… Cù cụ… Cù cụ… hoặc Crù… cụ…Crù cụ… Cu cụ… Chim trống gù chim mái cùng bo theo cách này.
Xem thêm: Này Cô Bé Có Mái Tóc Đuôi Gà (Testo), Lời Bài Hát Tóc Em Đuôi Gà
– Giọng thúc: cũng diễn tả có hai tiếng, tiếng trước gọn hơi cao tiếng sau : Cúc cu…Cúc cu… Cúc cu…– Giọng kèm: Giọng kèm thường có ba cách sau đây :Kèm mắt me : là gáy thúc một tiếng thì gù một tiếng tiếp theo sau đó. Thí dụ : Cúc cu…Cù cụ… Cúc cu,.. Cù cụ…Kèm đôi, kèm ba : Nếu là kèm đôi thì hễ thúc một tiếng thì gù tiếp theo hai tiếng. Còn nếu là kèm ba thì thúc một tiếng thì kèm tiếp theo ba tiếng. Và cứ thế gáy măi.Thí dụ kèm đôi : Cúc cu… Cù cụ…Cù cụ…/ Cúc cu… Cù cụ…Cù cụ.”.Thí dụ kèm ba : Cúc cu… Cù cụ…Cù cụ.…Cù cụ… / Cúc cu…Cù cụ…Cù cụ.. Cù cụ.Kèm giây: là giọng thúc và gù liên túc, cứ một tiếng thúc một tiếng gù như kèm mắt me, nhưng giọng cứ dinh nhau liên tục thành từng chuỗi dài không có khoảng cách ngơi nghỉ.Tất cả chim mồi đều phải biết cách kèm này, thế nhưng chỉ những chim vào hàng sát thư mới biết gáy giọng kèm giây. Gáy theo cách này chỉ làm cho bổi đứng bên ngoài điên tiết lên mà sa chân vào hẫy lụp! Gáy theo cách kèm giây nhiều nghệ nhân gọi là “dòn” tức là gáy dồn dập không ngơi nghỉ.Còn gù tiền và gù hậu cùng là cách bo trước hay sau khi con bổi xuất hiện.Khi phát giác được chim bổi từ xa, chim mồi thường gáy hay gù phóng một vài hơi (nhiều nơi ở miền Nam gọi là dát) sau đó là gáy bo, tức là cách chọc giận cho con bổi bay lại gần. Cách này là gù tiền, khi con bổi đậu gần kèo thì biết cách gù hậu, phối hợp với kèm, để thúc giục con bổi vào bẫy.Với những Cu mồi chưa kinh nghiệm “chiến trường” thường nhát, nhiều con thấy chim bổi từ xa thì con can đảm “gù tiền”, nhưng khi bổi thủ đến gần thì cuống quít lên, không dám gù hậu! Chúng tôi sẽ trở lại phần này ở phần nói về luyện Cu mồi ở bài sau …Nghệ nhân nuôi chim Cu Gáy xưa nay thích nuôi con chim gáy được nhiều giọng, gáy đủ bài bản, nhưng lại ghiền những chim có âm tiết hợp với ý thích của mình.Chưa có ý kiến nào cho bài viết Tìm hiểu chất giọng của chim cu gáy. Mọi người đang mong chờ đóng ý kiến của bạn.