Trong bất kỳ một ngành nghề nào cũng đều xuất hiện sự lưu thông của tiền tệ, chính vì vậy mà ngành Tài chính Ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng đối với nền kinh tế, có vai trò chủ chốt trong việc kiểm soát thị trường. Tài chính Ngân hàng cũng là ngành chịu nhiều ảnh hưởng của vòng xoáy cách mạng công nghiệp 4.0 yêu cầu người lao động cần có nhiều thay đổi để thích nghi với xu hướng. Vì vậy nguồn nhân lực cho ngành Tài chính Ngân hàng đến thời điểm hiện tại “thừa vẫn thừa, thiếu vẫn thiếu”. Bạn đang xem: Ngành ngân hàng lấy bao nhiêu điểm
Tài chính Ngân hàng là một ngành học bao quát toàn bộ các hoạt động liên quan đến giao dịch, luân chuyển và kinh doanh thông qua ngân hàng.
Học tài chính, các bạn sẽ dùng những thông tin tài chính để lên kế hoạch cho tương lai và phân tích tính toán chiến lược chi tiêu cho tài chính của công ty. Học ngân hàng, các bạn sẽ học về các dịch vụ chính của ngân hàng, đồng thời học về các công cụ cần thiết để làm việc trong lĩnh vực ngân hàng.
Nhiều bạn cho rằng học ngành Tài chính Ngân hàng sẽ chỉ làm việc ở các ngân hàng nhưng thực tế không phải vậy. Ngoài cơ hội làm việc tại các ngân hàng, các bạn cũng có thể làm việc trong các công ty ngành tài chính, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm,…
Tại khu Thành phố Hồ Chí Minh có khá nhiều trường đại học đào tạo ngành Kế toán uy tín: Trường Đại học Văn Lang, Trường Đại học Kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng, Trường Đại học Tài chính – Marketing,…
Các bạn cần tìm hiểu đề án tuyển sinh của mỗi trường, phương thức xét tuyển và tham khảo điểm trúng tuyến các năm gần đây để xét tuyển vào trường đại học phù hợp nhất với kết quả học tập và thi THPT.
Ngành Tài chính Ngân hàng của VLU đào tạo gồm hai chuyên ngành song song là Tài chính doanh nghiệp và Ngân hàng.
Từ năm 2003, Khoa đã đưa vào hoạt động phòng Mô phỏng Tài chính Kế toán với mục đích đưa thực tiễn vào trường học. Tại phòng mô phỏng, sinh viên năm cuối có thể thực hiện tất cả các thao tác, công việc của một nhân viên kế toán, tài chính thực thụ như: kế toán trưởng, kế toán chi phí, kế toán tổng hợp… của công ty; nhân viên tín dụng của ngân hàng; nhân viên phân tích tài chính của công ty.
1. CHƯƠNG TRÌNH TIÊU CHUẨN (uy tín trong 25 năm qua)
Khoa Tài chính Ngân hàng luôn chủ động, tích cực tìm tòi, vận dụng, cập nhật những chương trình đào tạo tiến bộ theo hướng hội nhập với quốc tế, mang tính thực hành cao nhằm đảm bảo sinh viên tốt nghiệp có thể bắt đầu làm việc ngay. Do đó, Khoa đã đưa chương trình đặc biệt “Mô phỏng tài chính kế toán” áp dụng cho sinh viên năm cuối từ năm 2003.
Bên cạnh đó, Trường Đại học Văn Lang còn xây dựng chương trình học thông qua việc đối chiếu với các giáo trình tiến bộ đang được giảng dạy tại các trường đại học danh tiếng của Anh, Mỹ, Úc,… nhằm nâng cao chất lượng và tính ứng dụng của chương trình đào tạo.
Ngành Tài chính Ngân hàng đào tạo trong 4 năm (8 học kỳ chính và 3 học kỳ hè) bao gồm hai chuyên ngành song song:
Kiến thức chuyên ngành Tài chính: tài chính doanh nghiệp, phân tích báo cáo tài chính, quản trị rủi ro, thẩm định dự án, quản trị tài chính trong công ty đa quốc gia, dự toán tài chính để khởi nghiệp,…Kiến thức chuyên ngành Ngân hàng: hệ thống và vận hành ngân hàng tiền tệ quốc gia, thanh toán quốc tế, thẩm định tín dụng, quản trị rủi ro ngân hàng, kết toán ngân hàng, ngân hàng thương mại,…Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị các kiến thức và kỹ năng:
Kiến thức nền: toán ứng dụng, xác suất thống kê, chính sách pháp luật,…Kỹ năng nghề nghiệp: Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng; Kỹ năng xử lý tình huống, Kỹ năng tin học văn học; Kỹ năng làm việc nhóm, quản lý nhóm và quản lý thời gian,…Để tra cứu về chương trình học tập, khối lượng kiến thức của khóa học mà bạn cần tích lũy và tra cứu các thông tin về học phần bạn có thể tham khảo tại đây.
2. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT (tăng cường trải nghiệm, tiếp cận chuẩn công dân toàn cầu)KHI BẠN LÀ SINH VIÊN CHUƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT
Chương trình Đào tạo Đặc biệt được thiết kế dựa trên nền tảng Triết lý Giáo dục Khai phóng, cung cấp cho người học kỹ năng và tư duy khám phá, định vị bản thân, thích ứng với tiêu chuẩn mới của bối cảnh hội nhập toàn cầu.
Trải nghiệm thực tế (Real World Experience)Quy mô lớp học của Chương trình Đào tạo đặc biệt tối đa 40 sinh viên giúp sinh viên chủ động và phát huy tối đa năng lực học tập. Theo thiết kế hiện nay, khoảng 50% – 70% chương trình sẽ đào tạo bằng tiếng Anh và hơn 50% chương trình gắn liền với các hoạt động thực tiễn tại doanh nghiệp. Sinh viên cũng có thể khởi nghiệp từ chính giảng đường đại học với sự hỗ trợ của nhà trường, các đối tác và doanh nhân thành đạt.
Sinh viên năm cuối được trải nghiệm: Học kỳ doanh nghiệp, Dự án doanh nghiệp (Social Business Project, Startup Incubation Program), Chương trình trao đổi sinh viên quốc tế,…
Công dân toàn cầu (Global Citizen)Vào năm nhất, sinh viên được đầu tư đổ nền tiếng Anh tương ứng với trình độ IELTS 5.5, đảm bảo cho việc học tập chuyên ngành từ 50-70% tiếng Anh. Trình độ Anh văn đạt chuẩn IELTS 6.0, giúp sinh viên giao tiếp và làm việc bằng tiếng Anh thành thạo.
Xem thêm: Bánh Trung Thu Cao Cấp Bảo Ngọc
Cá nhân hóa và tối ưu hóa chương trình đào tạo: Sinh viên có thể chọn học (không bắt buộc) một combo môn học của ngành phụ (khối lượng học thêm tương đương 15 tín chỉ) để bổ trợ cho ngành học của mình, sau khi hoàn thảnh combo ngành phụ sinh viên sẽ được cấp chứng nhận điểm của Trường Đại học Văn Lang. Sinh viên có thể chọn combo môn học thuộc 01 trong 08 ngành phụ: Quan hệ Công chúng, Marketing, Kế toán, Tâm lý học, Thương mại Quốc tế, Ngôn ngữ Anh, Quản trị Khách sạn – Du lịch.
Ứng dụng Công nghệ (Smart University)Được tiên phong áp dụng công nghệ trong giảng dạy: thực tế ảo, Trí tuệ nhân tạo, 3D,..Hệ thống học trực tuyến, thư viện trực tuyếnApp ID, dịch vụ sinh viên được số hóa (sẽ phát triển đồng bộ cùng quá trình Đại học Văn Lang chuyển đổi số).Chương trình Đào tạo Đặc biệt ngành Tài chính Ngân hàng được phát triển từ Chương trình Tiêu chuẩn với chất lượng đào tạo đã được khẳng định trong 25 năm qua, và kết hợp với các điểm đặc trưng như:
Ngành Tài chính Ngân hàng CTĐT Đặc biệt được xây dựng với mục tiêu nghề nghiệp cụ thể, sinh viên được trải nghiệm thực tiễn tại các định chế tài chính ngay từ năm thứ 2 và đi làm thực thụ khi tham gia học kỳ doanh nghiệp tại các định chế là đối tác của Trường và Khoa.
Chương trình đào tạo được thiết kế với những môn học theo tiêu chuẩn của CFA (Chartered Financial Analyst – là chương trình học do Viện CFA (CFA Institute) cấp chứng chỉ). Mục tiêu của CTĐT Đặc biệt ngành Tài chính Ngân hàng là đào tạo kiến thức mở rộng để sinh viên có cái nhìn tổng quát về thị trường tài chính với 6 định hướng chuyên sâu:
Đầu tư tài chínhTài chính doanh nghiệpNgân hàngBất động sảnThẩm định giáQuản trị rủi ro và Bảo hiểmVới ngành Tài chính Ngân hàng, Chương trình đào tạo đặt biệt có 10 môn học tự chọn (sinh viên chọn 5 môn học) để tự do tìm hiểu thêm các lĩnh vực tương đồng và bổ trợ cho ngành nghề: Quản trị tài chính cá nhân, Các vấn đề đương đại trong TCNH, Tài chính quốc tế, Quản trị tài chính cá nhân, Thuế và quyết định kinh doanh, Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư, Kế toán quản trị, Quản trị Tài chính MNCs, Ngân hàng, TC và Công nghệ, Marketing dịch vụ tài chính.
Tại Văn Lang, sinh viên Tài chính Ngân hàng luôn được tạo điều kiện để tham gia các buổi tọa đàm về ngành “Banker” để các bạn có cơ hội tiếp xúc và trao đổi với doanh nghiệp.Sinh viên được lắng nghe ý kiến từ nhà tuyển dụng, đây là cách tốt nhất để sinh viên chủ động trang bị thêm những kỹ năng cần thiết, phù hợp với định hướng nghề nghiệp của bản thân ngay từ khi còn ngồi trên ghế Nhà trường.
Sinh viên năm 3, năm 4 có cơ hội trở thành thực tập viên tiềm năng (có lương) tại các ngân hàng hàng đầu Việt Nam như Ngân hàng Sacombank tổ chức (17/281 thí sinh tham gia trúng tuyển) và chương trình thực tập “The Next Banker” do Ngân hàng ACB tổ chức.
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Tài chính Ngân hàng có thể đảm nhận những vị trí:
Nhân viên quản lý rủi ro – tham gia phân tích, thẩm định, xây dựng các tiêu chuẩn chính sách để rà xót các rủi ro tài chính.Nhân viên thanh toán quốc tế – chuyên phụ trách xử lý các hoạt động tài chính thanh toán quốc tế.Chuyên viên tư vấn đầu tư – tham gia tư vấn, tham mưu, và cung cấp các giải pháp cho lãnh đạo trong các hoạt động tài chính.Giao dịch viên tại ngân hàng – chuyên phụ trách các hoạt động giao dịch tại các ngân hàng như xử tính dụng, quản lý quỹ, quản lý tiền mặt ATM, …Theo Viện Nghiên cứu Đào tạo Kinh tế Quốc tế dự báo, giai đoạn 2020 – 2025 nhu cầu nhân lực cấp cao ngành Tài chính Ngân hàng tăng 20%/năm. Nhóm ngành Tài chính Ngân hàng chiếm 5% tổng nhu cầu nhân lực tại Tp. Hồ Chí Minh (khoảng 15.000 lao động). Trong đó, trình độ đại học, cao đẳng chiếm 80,4% nhu cầu tuyển dụng.
Theo khảo sát việc làm của sinh viên sau 1 năm tốt nghiệp thực hiện vào năm 2020 của trường Đại học Văn Lang:
96.45% sinh viên ra trường có việc 1 năm sau tốt nghiệp.95.09% sinh viên có mức thu nhập bình quân trên 6 triệu đồng/tháng.Bạn có thể tham khảo điểm mức điểm trúng tuyển ngành Tài chính Ngân hàng các năm dưới đây:
Điểm trúng tuyển theo phương thức xét điểm thi THPT quốc gia: 15.00 điểm (năm 2019), 18.00 điểm (năm 2020)Điểm trúng tuyển theo phương thức xét kết quả học tập THPT (học bạ): 18.00 điểm (năm 2019), 18.00 điểm (năm 2020), 18.00 điểm (đợt 2, năm 2021)