Báo cáo tham luận về công tác vay vốn

Ban biên tập trân trọng giới thiệu bài Báo cáo tham luận của đồng chí Lê Văn Châu - Bí thư Tỉnh đoàn, thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Thanh Hóa tại buổi làm việc cùng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.


Hôm nay, tại buổi làm việc của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước với Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh là thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh và là đại diện cho đơn vị nhận ủy thác, tôi xin được phát biểu tham luận tại Hội nghị. Lời đầu tiên, tôi xin gửi đến các đồng chí lãnh đạo, các quý vị đại biểu lời kính chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt, chúc Hội nghị của chúng ta thành công tốt đẹp!
Tín dụng đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác thông qua NHCSXH là một chính sách đúng đắn, thể hiện sự ưu việt của Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa to lớn góp phần xóa đói, giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội. Nguồn vốn tín dụng chính sách không chỉ là “phao cứu sinh” trong việc giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có công ăn việc làm ổn định, từng bước thoát nghèo, cải thiện nhà ở…mà còn là công cụ quan trọng giúp một bộ phận Nhân dân, đoàn viên thanh niên có thu nhập thấp được thụ hưởng sự bình đẳng về giáo dục và đào tạo, người dân được tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội. Ngoài ra, Tín dụng chính sách được thực hiện thông qua NHCSXH góp phần ngăn chặn tình trạng cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn, thành thị, là một công cụ kinh tế thực hiện vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường đến với những đối tượng dễ bị tổn thương và là một trong những đòn bẩy kinh tế kích thích người nghèo và các đối tượng chính sách khác có điều kiện phát triển sản xuất, ổn định việc làm, cải thiện cuộc sống, tự vươn lên khẳng định vị thế của mình trong xã hội, góp phần xây dựng nông thôn mới, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã tập trung triển khai đến các huyện, thị, thành đoàn tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao chất lượng quản lý vốn cùng với việc nâng mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, vay sản xuất, kinh doanh; đặc biệt là chỉ đạo các huyện, thị, thành đoàn phối hợp với NHCSXH huyện triển khai, thực hiện cho vay ưu đãi lãi suất đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác tại các huyện nghèo.Nhằm tăng cuờng nguồn vốn vay cho ĐVTN phát triển kinh tế, BTV Tỉnh đoàn đã chỉ đạo các huyện, thị, thành đoàn rà soát, đăng ký nhu cầu nguồn vốn vay hằng năm; rà soát các CLB thanh niên phát triển kinh tế, tổ hợp tác, HTX thanh niên làm cơ sở để thành lập các tổ TK&VV mới; lập danh sách các mô hình thanh niên phát triển kinh tế để đăng ký vay vốn khởi sự doanh nghiệp.

Bạn đang xem: Báo cáo tham luận về công tác vay vốn


Trên cơ sở chỉ đạo của BTV Tỉnh đoàn, BTV các huyện, thị, thanh đoàn đã rà soát, lập danh sách các mô hình, CLB thanh niên phát triển kinh tế, Hợp tác xã, Tổ hợp tác thanh niên có nhu cầu vay vốn làm cơ sở đăng ký nguồn vốn vay giai đoạn 2021-2025; rà soát, củng cố, kiện toàn những tổ yếu kém, để củng nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV, kịp thời thay thế tổ trưởng quản lý yếu, kém.Đoàn thanh niên đã chủ động, tích cực chỉ đạo các tổ TK&VV thực hiện tốt công tác họp bình xét công khai trước khi cho vay để xác định đúng đối tượng thụ hưởng, mức vay, thời gian vay và mục đích sử dụng vốn vay.
Bên cạnh đó, với vai trò là thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh, cá nhân tôi đã cùng BTV Tỉnh đoàn thường xuyên đi kiểm tra, giám sát liên ngành tại các huyện, làm việc với Ban đại diện NHCSXH các huyện được phân công phụ trách, chủ động thành lập các đoàn công tác đi kiểm tra hoạt động uỷ thác vốn vay ở cơ sở lồng ghép với kiểm tra Tháng thanh niên, Chiến dịch TNTN hè hằng năm; công tác tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ đoàn được đẩy mạnh,qua đó đã kịp thời đánh giá được chất lượng hoạt động uỷ thác, giải quyết những khó khăn vướng mắc, tăng nghiệp vụ công tác tín dụngcho cán bộ đoàn tại cơ sở.
*

Đồng chí Lê Văn Châu - Bí thư Tỉnh đoàn, thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Thanh Hóaphát biểu tham luận tại Hội nghị
Trong những năm qua, mặc dù chịu sự tác động của đại dịch Covid-19 và diễn biến thiên tai phức tạp, nhưng Đoàn thanh niên Tỉnh Thanh Hóa đã chủ động phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện các giải pháp hiệu quả để hoàn thành mục tiêu đề ra;cácchương trình tín dụng chính sách đã có sự chuyển biến rõ rệt, nguồn vốn do đoàn thanh niên quản lý tăng nhanh, lên mức 1.228,798 tỷ đồng (Tăng 131,18 tỷ đồng so với đầu năm 2021) triển khai tại 26/27 huyện, thị, thành đoàn cho 26.158 hộ vay, với 712 tổ TK&VV. Từ nguồn vốn này, các hộ thanh niên đã tổ chức sản xuất, nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm cho hơn 70.000 lao động tại địa phương. Một số mô hình tiêu biểu do ĐVTN làm chủ sản xuất, kinh doanh hiệu quả, thu hút đông lao động, giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương như: Mô hình trồng cây công nghiệp ngắn ngày kết hợp trồng cây ăn quả, kinh doanh cây cảnh, mô hình sản xuất nước mắm và các sản phẩm dạng mắm, mô hình nuôi trồng thủy sản, mô hình trang trại tổng hợp và dịch vụ, mô hình nuôi gà thịt thương phẩm, mô hình nuôi cá lồng trên biển…Nguồn vốn tín dụng ưu đãi chính sách xã hộingày càng đi vào thực chất đã thiết thực hỗ trợ cho các mô hình của đoàn viên thanh niên phát triển kinh tế thành công, giúp hàng nghìn thanh niên có cơ hội thể hiện khả năng sáng tạo, làm giàu cho bản thân, giúp ích cộng đồng xã hội, tạo hiệu ứng, lan tỏa trong đoàn viên, thanh niên toàn tỉnh.
Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu vay vốn khởi nghiệp của đoàn viên thanh niên, trong năm, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt đề án Chương trình tín dụng ưu đãi Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp đến năm 2025 với tổng nguồn vốn là 50 tỷ đồng; Tham mưu tập trung chỉ đạo, phối hợp với các ngành đầu tư hỗ trợ nguồn vốn vay Quỹ quốc gia giải quyết việc nguồn vốn Trung ương và địa phương từ nguồn vốn vay Giải quyết việc làm để xây dựng các mô hình phát triển kinh tế quy mô lớn trong thanh niên như: phát triển kinh tế trang trại, khôi phục và phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông lâm sản, HTX thanh niên, các loại hình sản xuất kinh doanh phù hợp với định hướng phát triển kinh tế vùng, miền của tỉnh và địa phương.Đây là một trong những cách làm sáng tạo, thể hiện quyết liệt trong tham mưu cũng như sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền trong đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp, làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai, thực hiện tín dụng chính sách xã hội vẫn còn một số khó khăn, hạn chế, đó là:Mặc dù số dư nợ do đoàn thanh niên quản lý tăng liên tục trong nhiều năm qua, nhưng tỷ lệ đoàn xã tham gia quản lý vốn ủy thác còn thấp, toàn tỉnh mới có gần 40% đoàn thanh niên các xã quản lý tổ TK&VV; nhiều huyện có số dư nợ vay vốn từ NHCSXH thấp; công tác nắm bắt, rà soát đúng đối tượng được thụ hưởng khi triển khai ở cơ sở còn hạn chế; trình độ, kỹ năng nghiệp vụ, kinh nghiệm quản lý vốn vay NHCSXH của một bộ phận cán bộ đoàn cơ sở còn hạn chế; công tác quản lý, theo dõi, nắm bắt việc sử dụng nguồn vốn có thời điểm chưa chặt chẽ, dẫn đến việc sử dụng vốn ở một số hộ chưa hiệu quả.
Từ thực tiễn hoạt động, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn rút ra một số kinh nghiệm quan trọng trong công tác triển khai:
Một là, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương, Đài Phát thanh - Truyền hình thường xuyên tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, cơ chế, quy định của Nhà nước, đặc biệt là việc triển khai, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của ban Bí thư trong các cấp bộ đoàn, đoàn viên thanh niên; thực hiện tốt công tác tuyên truyền thực tế sinh động tại các cấp bộ đoàn, đoàn viên thanh niên tại cơ sở trong triển khai chương trình tín dụng có hiệu quả; tuyên dương những gương người tốt, việc tốt về sử dụng vốn vay, các gương thanh niên vay vốn phát triển kinh tế, làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Hai là,quan tâm chỉ đạo quyết liệt công tác tổ chức và kiện toàn Tổ TK&VV để nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong các cấp bộ đoàn từ tỉnh đến cơ sở, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời sai phạm, không để thất thoát, chiếm dụng vốn vay, đảm bảo công tác triển khai vốn vay đúng người, thực chất, hiệu quả.
Hai là, rà soát, lập danh sách các tổ hợp tác, hợp tác xã thanh niên, câu lạc bộ thanh niên phát triển kinh tế; trên cơ sở đó phối hợp cùng NHCSXH triển khai cho vay hiệu quả hơn.
Ba là,phối hợp với NHCSXH thực hiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả công tác đối chiếu, phân loại nợ; đôn đốc, xử lý thu hồi nợ quá hạn, lãi tồn đọng; hướng dẫn và kịp thời hoàn thiện hồ sơ trình xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan; đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát từ tỉnh đến cơ sở nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những tồn tại.
Bốn là, nâng cao hơn nữa vai trò chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Bí thư các huyện, thị, thành đoàn trong việc chỉ đạo cấp xã chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng vốn vay; phối hợp với NHCSXH huyện, thị, thành phố ký kết văn bản liên tịch về uỷ thác cho vay vốn NHCSXH.

Xem thêm: Top 5 Phim Võ Thuật Thái Lan Hay Và Hấp Dẫn Đến Từng Chi Tiết


Năm là,đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội trong triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội và hoạt động ủy thác của các cấp Hội, đoàn thể. Trong đó, tập trung tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách cho vay ưu đãi, đảm bảo chính sách được thực thi hiệu quả. Thường xuyên tuyên truyền, nhân rộng mô hình vay vốn hiệu quả trong ĐVTN; tổ chức trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế trong thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn, miền núi, từng bước giúp cán bộ, đoàn viên thanh niên phát huy vai trò xung kích, mạnh dạn vay vốn phát triển kinh tế ngay tại địa phương.
Để thực hiện tốt công tác tín dụng ưu đãi chính sách xã hội do tổ chức Đoàn quản lý, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn trân trọng đề nghị:
- Hiện nay, mỗi năm tỉnh Thanh Hóa có trên 20 ngàn sinh viên tốt nghiệp ĐH, CĐ nên nhu cầu tìm kiếm việc làm là rất lớn. Tuy nhiên đối tượng này lại sinh sống cùng với bố mẹ và không có tài sản đảm bảo nên vay vốn tín dụng thương mại là khó khăn. Vì vậy đề nghị NHNN kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có chương trình về tín dụng hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp và tự tạo việc làm.
- Đề nghị cấp ủy, chính quyền các địa phương quan tâm, tạo điều kiện để các đoàn xã cùng tham gia quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách.
Trên đây là tham luận“Vai trò của Đoàn thanh niên tỉnh Thanh Hóa trong việc triển khai, thực hiện công tác tín dụng chính sách xã hội”. Một lần nữa, tôi xin kính chúc các đồng chí đại biểu tham dự Hội nghị mạnh khỏe, gia đình hạnh phúc và thành công! Xin trân trọng cảm ơn!
Ban biên tập website
Các tin khác
*

*

*

Tin nổi bật
Trong những năm qua, báo chí nước ta đã thực hiện tốt chức năng thông tin, tuyên truyền về tất cả các lĩnh vực chính trị - kinh tế - xã hội, đặc biệt là đã thể hiện vai trò ngày càng quan trọng trong đấu tranh chống tiêu cực về an ...
Vai trò của báo chí trong đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong tư tưởng cán...Vai trò của báo chí trong đấu tranh phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong tư tưởng ...
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa cá nhân - vết tích xấu xa của xã hội cũ là kẻ địch “nội xâm”; là thứ vi trùng mẹ “rất gian giảo, xảo quyệt; nó khéo dỗ dành người ta đi xuống dốc. Mà ai cũng biết rằng xuống dốc thì ...
Phương pháp quét sạch chủ nghĩa cá nhân theo tư tưởng Hồ Chí Minh - Bài 1: Mài sắc vũ khí tự phê...Phương pháp quét sạch chủ nghĩa cá nhân theo tư tưởng Hồ Chí Minh - Bài 1: Mài sắc vũ khí tự phê bình ...
Thanh Hóa tổ chức điểm cầu trực tuyến triển khai chương trình “Tuổi trẻ Việt Nam – Rèn đức luyện...Thanh Hóa tổ chức điểm cầu trực tuyến triển khai chương trình “Tuổi trẻ Việt Nam – Rèn đức ...
Sáng 20/10, Kỳ họp thứ 4 , Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội.
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XVKhai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV
Lợi dụng xã hội thông tin mở và đa dạng hiện nay, các thế lực thù địch, phản động tăng cường hoạt động chống phá nước ta.Chỉ cần mở điện thoại thông minh, lên mạng xã hội là mỗi người chúng ta đã có thể bị tấn công ...